thiết kế thi công hệ thống đài phun nước, cung cấp thiết bị đài phun nước, vòi phun nước, đèn ngầm dưới nước, đèn Led âm nước, hạng mục cảnh quan sân vườn, cây cảnh, máy bơm chìm chuyên dụng,

Chống ngập, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào cuộc.

Thứ hai, 03.10.2011 10:06
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đề xuất với lãnh đạo TP.HCM xây dựng một loạt công trình cống thoát nước để giải quyết chống ngập cho TP. Dự tính, kinh phí cho các công trình này có thể lên đến 6.000 - 8.000 tỷ đồng...

Được biết, vào ngày 26/11, tại TP.HCM đã diễn ra cuộc họp với sự chủ trì của ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng để thảo luận vấn đề chống ngập cho TP.HCM. Tham dự cuộc họp này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có đề xuất một số biện pháp để giải quyết căn cơ tình trạng ngập nước bấy lâu nay ở TP.HCM. Ông có thể cho biết những nét chính trong đề xuất của Bộ về vấn đề này?

Thứ trưởng Đào Xuân Học: Vấn đề ngập lụt ở TP.HCM rất phức tạp. Mặc dù vấn đề này đã được đưa ra bàn thảo từ rất lâu nhưng đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.

Gần đây, khi làm việc với lãnh đạo TP. HCM, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát có nhận lời giúp TP.HCM quy hoạch các vùng chống ngập lụt cho TP.HCM.

Trong cuộc họp vào hôm 26/11 với sự tham gia của một số nhà khoa học, điều đặc biệt là trước một vấn đề lớn như thế nhưng phải nói đây là lần đầu tiên ngành thủy lợi có sự thống nhất rất cao đối với các giải pháp chống ngập cho TP.HCM.

Tại cuộc họp trên với sự chủ trì của đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, lãnh đạo Ủy ban nhân dân TP. HCM có báo cáo đã nhờ các chuyên gia Nhật nghiên cứu vấn đề chống ngập ở TP.HCM. Giải pháp mà các chuyên gia Nhật đưa ra là chia TP ra thành 6 vùng cụ thể để giải quyết vấn đề ngập úng. Tôi cho là cách đặt vấn đề của chuyên gia Nhật là nghiêm túc và họ cũng có kinh nghiệm.

Tuy nhiên, tôi cũng hơi ngạc nhiên là chuyên gia Nhật khi tìm cách giải quyết vấn đề này thì họ chưa nhận ra hết đặc thù của TP. HCM... Tôi muốn nhấn mạnh đến tác nhân gây ngập ở TP.HCM. Có thể tóm tắt có ba nguyên nhân khách quan gây ngập nước: Ngập do mưa lớn – hệ thống tiêu thoát không đủ; ngập do lũ (ngập lũ); ngập do triều (ngập triều) và nguyên nhân thứ tư là tổng hợp của các nguyên nhân nói trên (mưa, triều và lũ kết hợp).

.. Và Bộ đã đề xuất xây dựng 8 công trình cống thoát nước để giải quyết ngập cho TP.HCM?

Đúng là từ việc phân tích các nguyên nhân nói trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với sự tham gia đóng góp ý kiến của các nhà khoa học đã đưa ra đề xuất phương án cụ thể. Giai đoạn I đề xuất giải pháp công trình cống kiểm soát đỉnh triều ở các sông rạch cấp III - cửa nối ra các sông chính (vòng giữa II) và các hạng mục công trình dự kiến xây dựng sẽ là a) Cống kiểm soát triều Rạch Tra b) Cống kiểm soát triều Vàm Thuật c) Cống kiểm soát triều Phú Xuân d) Cống kiểm soát triều rạch Mương Chuối e) Cống kiểm soát triều sông Kinh f) Cống kiểm soát triều Kinh lộ g) Cống kiểm soát triều Kinh hàng h) Cống kiểm soát triều Cần Giuộc (cầu Thủ bộ) i) (Có thể xem xét và cân nhắc thêm 4 cống nữa)

Các nhà khoa học thuộc ngành thủy lợi đều đồng tình trước mắt xây dựng ở đầu các kênh cấp 3 đổ vào sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, theo tính toán của chúng tôi sẽ làm từ 8 - 12 kênh đó là giai đoạn I theo tính toán giải pháp này làm giảm mực nước thủy triều vào TP tùy theo từng chỗ là từ 50 - 80cm. Như vậy đảm bảo tiêu thóat nước cơ bản cho khu vực phía Nam TP, phía Nam TP chịu tác động ngập nhiều nhất nhưng cũng là nơi được đánh giá tiêu thoát thuận lợi.

Theo con số khảo sát nước lũ tại vùng Thủ Thiêm riêng lượng nước vào là trên 3.000 m3/giây. Nhưng lượng nước thoát chỉ có 3.500 m3/giây. Vậy kể cả mưa, lũ chỉ hơn 500 m3/giây. Trước mắt chỉ cần xây dựng cống ở khu Cần Giuộc cũng có thể giải quyết được rất nhiều. Đột phá bớt triều vào.

Khi tác động của biến đổi khí hậu làm cho mực nước biển tiếp tục dâng chúng ta sẽ làm tiến hành giai đoạn II sẽ xây dựng tiếp cống ở sông Sài Gòn. Còn sông Vàm Cỏ đã có chương trình rồi. Ở những nơi ít giao thông sẽ đóng cửa cống từ 2 - 4 giờ/ ngày. Đối với nơi đông dân cư chúng ta sẽ giải tỏa tàu thuyền. Ngoài ra, với giải pháp này không những không làm ảnh hưởng môi trường mà làm cho môi trường tốt hơn bởi giải pháp này không gây ngập úng và khả năng tiêu thoát nhanh.

Trong TP các hệ thống cống cũ cũng cần được giải quyết. Nói tóm lại, chúng ta cần một giải pháp đồng bộ cả vòng trong và vòng ngoài.

Xin ông cho biết tại sao trước kia không giải quyết sớm vấn đề này mà để đến khi ngập úng như hiện nay mới đưa ra giải quyết?

Vấn đề này TP.HCM đã giao cho Sở Giao thông Công chánh TP.HCM. Các nhà chuyên môn ở đây rất am hiểu về TP, nhưng họ không thể hiểu được tất cả các chưa am hiểu nhiều về công tác thủy lợi xung quanh, ví dụ như biến động của các hồ chưa, nước lũ... Ngay cả các chuyên gia Nhật sang nghiên cứu cũng không thể quan tâm đầy đủ được vấn đề này. Vừa rồi, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát có nhận giải quyết vấn đề này cho TP.HCM thì chúng tôi mới vào cuộc.

Rất may là chúng tôi đã nhận được sự thống nhất cao của 6 cơ quan trong các hội thảo của ngành đã tổ chức trong thời gian vừa qua cuộc họp hôm qua bao gồm: Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, Viện Quy hoạch Thủy lợi MIền Bắc, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Trường ĐH Thủy lợi cơ sở 2, Hội Thủy lợi TP. HCM, Công ty tư vấn Thủy lợi 2.

Vừa rồi, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng thành lập một nhóm gồm 6 cơ quan này tham gia nghiên cứu. Tại cuộc họp vào hôm 26/11, chúng tôi đã báo cáo với các lãnh đạo TP về những nghiên cứu và đề xuất đã nói ở trên. Tôi thấy lãnh đạo TP.HCM cũng nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể. Tôi hi vọng lãnh đạo TP.HCM chấp nhận phương án đó trong lần báo cáo chi tiết sắp tới vào ngày 1/12 và trình với Chính phủ để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết vấn đề này.

Nếu được phê duyệt, năm 2008 sẽ tư vấn và thi công trong vòng 2 năm. Nếu có vốn, năm 2009- 2010, có thể giải quyết một cách cơ bản vấn đề ngập lụt.

Vậy trước mắt TP. HCM sẽ tự tháo gỡ bằng kinh phí của TP hay dưới sự giúp đỡ của Bộ và Chính phủ?

Theo ý kiến của các nhà quản lý trong cuộc họp sẽ trình Chính phủ để xin kinh phí để xây dựng các công trình đột phá nêu trên từ 8 - 12 công trình. Dự tính hết khoảng 6-8 nghìn tỷ đồng, còn bên trong nội thành TP vẫn phải tiến hành như TP đang làm thì mới giải quyết được vấn đề cơ bản và đồng bộ. Trong tính toán này chúng tôi đã dự tính đến vấn đề mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Sau này mực nước lên nữa, chúng ta lại tiến hành xây dựng giai đoạn II và sẽ làm các hệ thống cống ở sông Sài Gòn.

Còn muốn đồng bộ trong TP phải xây các hồ điều hòa, bể chứa nước mưa để giảm bớt hệ thống tiêu. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông rất quyết tâm giúp TP. HCM giải quyết vấn đề này.

Xin cảm ơn ông!

  • Ngọc Huyền (thực hiện)

Việt Báo (Theo_VietNamNet)

[Trở về] [Đầu trang]

Tin Liên Quan:

» 31 công trình được tuyên dương (24.08.2011)

Địa chỉ liên hệ

 

Văn phòng giao dịch tại Hà Nội: Tầng 1, Tòa nhà WHITE FRAME HOUSE, ĐÌNH VĨ, YÊN THƯỜNG, GIA LÂM, HÀ NỘI

1. Đường dây nóng Line 1:

- Mobile: 0904.76 76 21

- Email: phunnuoc@gmail.com

2. Đường dây nóng Line 2:

- Mobile: 0904.76 76 21

- Email: phunnuoc@gmail.com

- Website: phunnuoc.com.vn

________________________________

ADDRESS: 1ST FLOOR WHITE FRAME HOUSE, DINH VI, YEN THUONG, GIA LAM, HA NOI

1. Hot Line 1:

- Mobile: 0904. 76 76 21

- Email: phunnuoc@gmail.com

2. Hot Line 2:

- Mobile: 0916. 157 069

- Email: phunnuoc@gmail.com

- Website: phunnuoc.com.vn

_________________________________

Tags: đài phun nước, vòi phun nước, thiết bị phun nước, đèn led dưới nước

_________________________________

có thể bạn quan tâm: đài phun nước, vòi phun nước, thiết bị phun nước, đèn led dưới nước

 

 

Allbum ảnh
Thống kê truy cập
Online:  0
Hôm nay :  
Hôm qua :  
Tổng:
0904.767.621