Hệ thống xi lanh thủy lực sức nâng 400 tấn: Sáng tạo ngoài sức tưởng tượng

Hệ thống xi lanh thủy lực sức nâng 400 tấn: Sáng tạo ngoài sức tưởng tượng

Thứ tư, 24.08.2011 23:01
Sự kiện các nhà khoa học thuộc Công ty AGRIMECO Việt Nam chế tạo thành công hệ thống xi lanh thủy lực sức nâng 400 tấn để đóng mở cửa van dẫn dòng công trình thủy điện Sơn La làm sững sờ không ít các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Ông Lê Văn An - Tổng giám đốc Tổng Công ty Cơ điện, xây dựng nông nghiệp và thủy lợi (AGRIMECO), Chủ nhiệm Dự án KC.05.DA.12 về “Hoàn thiện thiết kế và công nghệ chế tạo hệ thống xi lanh thủy lực dùng cho thiết bị đóng mở các công trình thủy lợi, thủy điện” cho biết, việc gia công chế tạo thiết bị đóng mở và hệ thống van cho bốn cống dẫn dòng của thủy điện Sơn La đến thật tình cờ. Do biết đơn vị anh Lê Văn An có nhiều năm sản xuất, thiết kế, chế tạo các thiết bị cơ khí thủy công và thủy lợi nên Công ty Tư vấn xây dựng điện 1 (đơn vị thiết kế chính các hạng mục nhà máy Thủy điện Sơn La) cho anh xem bản thiết kế hệ thống cống dẫn dòng. 

Sáng tạo ngoài sức tưởng tượng

Trước đây, nguyên lý xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện đều phải xây dựng một đập bê tông cốt thép và hệ thống cống dẫn dòng. Do thủy điện Sơn La có quy mô rất lớn, đập bê tông cốt thép cao đến 60m, với bốn cửa cống dẫn dòng, mỗi cửa nặng 400 tấn nên để đóng, mở các cửa van này, cần một thiết bị có sức nâng 400 tấn đặt dưới cống dẫn dòng. Đây là những thiết bị cơ khí siêu trường, siêu trọng, ở nước ta chưa thể chế tạo được. Hơn nữa, khi cống dẫn dòng bê tông được hoàn tất còn phải đắp một con đường từ đỉnh đập để đưa hàng nghìn tấn thiết bị xuống lắp đặt tại cống dẫn dòng. Ngoài ra, cống dẫn dòng cao 60m so với mặt đất nên việc đắp đường để vận chuyển thiết bị không những rất tốn kém (khoảng 60 - 70 tỉ đồng), mà còn mất nhiều thời gian thi công, khi vận chuyển xong thiết bị lại phải phá con đường này để thi công các hạng mục khác.

Sau khi nghiên cứu kỹ bản thiết kế, tập thể cán bộ kĩ thuật của công ty và Tổng giám đốc Lê Văn An đã tìm ra giải pháp thiết kế đóng mở cửa van và thi công vừa nhanh vừa không phải xây dựng con đường đó, tiết kiệm chi phí cho Nhà nước và rút ngắn thời gian thi công. Đó là khi đổ bê tông được khoảng 12m so với mặt nền sẽ sử dụng cần cẩu tải trọng 100 tấn thả cửa van dẫn dòng vào vị trí. Đối với thiết bị nâng hạ cửa van, thay vì sử dụng 4 xi lanh thủy lực cỡ lớn đặt ở đáy cống dẫn dòng, ông đề xuất sử dụng cẩu trục chân dê sức nâng 400 tấn phía trên lắp xi lanh thủy lực đặt trên đỉnh đập có thể di chuyển để lần lượt đóng từng cửa van. Bộ phận nâng hạ được thiết kế 8 xi lanh thủy lực, mỗi xi lanh có sức nâng 50 tấn được gắn vào 8 thanh thép để nâng các cửa van. Như vậy sẽ không phải thi công con đường vận chuyển thiết bị hàng chục tỷ đồng, góp phần quyết định rút ngắn thời gian thi công hạng mục này.

28 ngày đêm và 1.400 tấn thiết bị cho thủy điện Sơn La

Ngay khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phương án đề xuất, Ban lãnh đạo AGRIMECO đã gặp phải khó khăn: do yêu cầu thi công cống, vừa lắp đặt thiết bị cửa van cho kịp tiến độ thì thời gian chế tạo thiết bị nâng hạ cửa van chỉ còn 28 ngày. Theo một số chuyên gia cơ khí, việc chế tạo một thiết bị 4 cửa van lớn với nhiều chi tiết phức tạp trong vòng một tháng là quá sức tưởng tượng. Nếu chào gọi các nhà thầu nước ngoài cũng mất gần 1,5 năm, chi phí khoảng 115 tỷ đồng. Với bề dày kinh nghiệm của mình, AGRIMECO đã huy động toàn bộ cán bộ kỹ thuật lành nghề làm việc 12h/ngày, chế tạo thành công cẩu trục chân dê di chuyển trên đường ray của đỉnh cống để đóng mở từng cửa van.

Đúng thời gian quy định, toàn bộ hệ thống nâng hạ cửa van được lắp đặt thành công tại công trường trước sự ngỡ ngàng của hầu hết các đơn vị thi công có mặt.    

Thời gian nâng hạ mỗi cửa chỉ  mất khoảng 2-3 giờ. Thành công này góp phần quan trọng vào việc quyết định cho lễ khởi công xây dựng thủy điện Sơn La theo kế hoạch đề ra, đồng thời thay đổi hoàn toàn tư duy xây dựng thủy điện từ trước đến nay.

Ông Lê Văn An - chủ nhiệm dự án tâm sự: để bảo đảm tiến độ và chất lượng thiết bị, AGRIMECO đã huy động một chiến dịch làm ngày làm đêm cho Sơn La. Ngoài chế độ lương tương đối cao, công ty cũng tuyên bố thưởng thêm 100 nghìn đồng/ngày để khích lệ tinh thần người lao động. Đồng thời công ty còn có chế độ khen thưởng đặc biệt cho những người có sáng kiến đẩy nhanh tiến độ, chất lượng thiết bị. Tuy vậy, giờ phút vận hành thiết bị nâng hạ cửa van cũng khiến những người chứng kiến “đứng tim”, bởi chỉ một sơ suất nhỏ cũng ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công công trình. Khi cửa van chặn dòng vừa được hạ xuống thành công, niềm vui như vỡ òa, còn bản thân Tổng giám đốc Lê Văn An thì thấy “chưa bao giờ yêu đời đến thế”.

Thành công của dự án đã chứng minh năng lực cơ khí trong nước có thể chế tạo thành công xi lanh thủy lực dùng cho kinh tế quốc dân.

(Nguồn: Báo Khoa học &  Phát triển)

[Trở về] [Đầu trang]

Địa chỉ liên hệ

 

Văn phòng giao dịch tại Hà Nội: Tầng 1, Tòa nhà WHITE FRAME HOUSE, ĐÌNH VĨ, YÊN THƯỜNG, GIA LÂM, HÀ NỘI

1. Đường dây nóng Line 1:

- Mobile: 0904.76 76 21

- Email: phunnuoc@gmail.com

2. Đường dây nóng Line 2:

- Mobile: 0904.76 76 21

- Email: phunnuoc@gmail.com

- Website: phunnuoc.com.vn

________________________________

ADDRESS: 1ST FLOOR WHITE FRAME HOUSE, DINH VI, YEN THUONG, GIA LAM, HA NOI

1. Hot Line 1:

- Mobile: 0904. 76 76 21

- Email: phunnuoc@gmail.com

2. Hot Line 2:

- Mobile: 0916. 157 069

- Email: phunnuoc@gmail.com

- Website: phunnuoc.com.vn

_________________________________

Tags: đài phun nước, vòi phun nước, thiết bị phun nước, đèn led dưới nước

_________________________________

có thể bạn quan tâm: đài phun nước, vòi phun nước, thiết bị phun nước, đèn led dưới nước

 

 

Allbum ảnh
Thống kê truy cập
Online:  0
Hôm nay :  
Hôm qua :  
Tổng:
0904.767.621